Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VNTB SỐ THÁNG 4/2012


GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
SỐ 199 RA THÁNG 4/2012
          Tạp chí Văn nghệ Thái Bình số 199, ra tháng 4/2012 nổi bật với chủ đề “Chào mừng Đại hội VHNT Thái Bình lần thứ IX” là những ý kiến tâm sự trước thềm Đại hội của các văn nghệ sỹ đại diện cho các chuyên ngành văn học nghệ thuật của địa phương. Nhà báo Bùi Công Bính viết về những kỷ niệm ngày đầu thành lập Hội. Đó là những tháng ngày gian nan, vất vả, túng thiếu, nhưng các văn nghệ sỹ Thái Bình đã hoạt động tích cực, văn học nghệ thuật thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu của xã hội, góp phần vào công cuộc chống Mỹ hào hùng của địa phương và dân tộc. Nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức điểm lại những thành tựu trong nhiệm kỳ vừa qua của Chi hội Văn nghệ dân gian, một chuyên ngành tuy có nhiều hội viên  tuổi cao, nhưng 5 năm qua đã hoàn thành được nhiều công trình nghiên cứu lớn. Nhà nhiếp ảnh Ngô Quang Yên trăn trở với những cái được và cái chưa được của ảnh nghệ thuật Thái Bình hiện nay. Hoạ sỹ Trần Thanh Liêm đi sâu phân tích những thành quả hội hoạ Thái Bình đã đạt được và đánh giá: “giai đoạn 2007 – 2012  là giai đoạn đánh dấu sự bùng nổ của mỹ thuật tỉnh nhà”. Nhạc sỹ Hồ Thuỳ tâm sự: Những tình cảm chân tình, giản dị và đoàn kết gắn bó của Chi hội Âm nhạc – Múa, đã nâng bước cho những thành công của các nhạc sỹ, nghệ sỹ trong nhiệm kỳ qua. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Phượng bày tỏ tâm tư của mình với phong trào VHNT Tỉnh nhà với bài viết Hội, một mái nhà.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

HỘI THẢO VỀ BÚT KÝ TẠI BẮC GIANG


HỘI THẢO TRONG NHÓM VN8 TẠI BẮC GIANG

Đầu tháng 5/2012 Hội thảo Nhóm VN8 (gồm 8 Hội VNNT phía Bắc là Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Yên Bái và Sơn La) lần thứ 7 được tổ chức ở Bắc Giang, do Hội VHNT Bắc Giang đăng cai tổ chức. Mỗi cuộc hội thảo của VN8 đi sâu vào một chuyên đề riêng về công tác tổ chức, chuyên môn và những vấn đề cần quan tâm của văn học nghệ thuật địa phương. Hội thảo lần này với chủ đề “Trao đổi về thể loại ký trên tạp chí, báo văn nghệ địa phương hiện nay” Hội VHNT Thái Bình tham gia hội thảo gồm các đồng chí lãnh đạo Hội và lãnh đạo tạp chí Văn nghệ Thái Bình. Nhà báo Nguyễn Long, trưởng ban biên tập thay mặt cho VNTB tham gia trao đổi về vấn đề trên với đầu đề bài viết:

         KÝ IN TRÊN TẠP CHÍ, BÁO VĂN NGHỆ
                 PHẢI LÀ KÝ VĂN HỌC

                                                                                      Tham luận của NGUYỄN LONG

          Từ rất nhiều năm nay, không chi riêng Ban biên tập mà cả người viết, người đọc tạp chí Văn nghệ Thái Bình vẫn canh cánh một vấn đề: Thế nào là một bút ký văn học. Thái Bình đã có người viết ký nổi tiếng là nhà văn Minh Chuyên với một loạt bút ký về thời Hậu chiến như Thủ tục làm người còn sống, Nước mắt làng, Vào chùa gặp lại... Những tác phẩm của ông vừa đoạt giải nhất báo chí Toàn quốc, lại vùa được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Hay nhiều nhà văn viết ký đã thành tên tuổi như Đỗ Vĩnh Bảo, Đức Hậu, Lê Bính, Bùi Công Bính, Thiếu Văn Sơn... đã từng đoạt giải thi bút ký của báo Văn nghệ. Tuy vậy chân dung thể ký qua mấy cuộc toạ đàm, sau mấy cuộc thi ký của tạp chí Văn nghệ Thái Bình vẫn cứ mờ mờ ảo ảo, gây nhiều tranh cãi, tốn không biết bao nhiêu bút mực của những người quan tâm đến nó. Cho tới nay, dù đã có vài trăm bài ký in trên tạp chí, những người làm văn chương Thái Bình vẫn có hai quan niệm khác nhau:

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

LỐI RẼ SAU KHOÁN 10




 
TÁC PHẨM DỰ THI VỀ NÔNG NGHIỆP NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN

LỐI RẼ SAU KHOÁN 10
                                              
                                                            Bút ký dự thi của Nguyễn Duy Liễm

 
            Tôi về với Thụy Ninh giữa tết Thanh Minh.

Nắng mới đã bừng lên. Bầu trời mùa đông ảm đạm cố hữu sầm sập như chiếu lồng bàn, nay được vén bung đi trả lại cho đất trời miền duyên hải màu xanh mơn mởn non tơ ngợp tràn ngút ngát. Những mảng lúa chiêm xuân vàng ệch èo ọt vật vờ trong giá rét hôm nào đã thoát xác vào thì con gái đang cựa quậy sinh sôi trong gió nồm nam thoảng nhẹ.
          Có mặt tại Thụy Ninh trong dịp này, tôi thấy được niềm vui trên khuôn mặt những người nông dân đang dốc sức ra đồng bón thúc cho vụ lúa chiêm xuân đầy hứa hẹn. Nhưng cuộc sống ở một miền quê thuần nông vốn yên ả này thì cây lúa lại đang lui dần xuống hàng thứ yếu để cho nghề chăn nuôi lên ngôi. Tôi thấy đây là hiện tượng: lạ và có lẽ rất độc đáo nữa - một miền thôn giã có nếp sống độc canh muôn thủa bỗng dưng biến đổi như thoát xác vươn lên, nên tôi tìm đến mong được lý giải...
*      *
*
          Là một phần của vùng đất sa bồi do dòng sông hóa tải phù sa về hợp lưu với hệ thống sông Thái Bình bồi đắp. Thụy Ninh tiếp giáp với Vĩnh Bảo, Hải Phòng có con sông Hóa làm ranh giới tự nhiên. Phía Tây Bắc tiếp giáp với xã An Mỹ huyện Quỳnh Phụ, nên Thụy Ninh cũng là nơi khởi nguồn cho dòng chảy quan trọng tải nước phù sa về nuôi sống cả vùng đồng bằng duyên hải phía bắc huyện Thái Thụy. Sông ngòi ngang dọc luồn lách chảy giữa làng xóm, đất đai màu mỡ tạo nên một miền trù phú, Thụy Ninh hao hao giống những miền quê vùng đồng bằng Nam Bộ.
          Với một miền địa lý như vậy nên từ bao đời nay đây là nơi lý tưởng để nghề trồng lúa nước phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Thụy Ninh được Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thái Bình chọn làm điểm sản xuất giống lúa. Và mỗi năm Thụy Ninh đã tuyển chọn được từ ba đến năm trăm tấn lúa cung cấp giống cho tỉnh. Nếu cứ nhìn vào giá trị sản phẩm thu được từ một cân lúa giống tăng 25% so với cân lúa thường thì đây cũng là một nguồn thu đáng khích lệ cho người trồng lúa. Nhưng người Thụy Ninh chưa dừng lại chấp nhận mà họ vẫn tìm cách vượt lên rồi biến nghề chăn nuôi trang trại thành nguồn thu nhập chủ yếu.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

TẠP CHÍ VNTB SỐ XUÂN NHÂM THÌN


GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
SỐ XUÂN NHÂM THÌN (198) RA THÁNG 1/2012

Tạp chí Văn nghệ Thái Bình ra số đặc biệt 76 trang đón chào năm mới Xuân Nhâm Thìn với nhiều bài vở và chuyên mục phong phú, đặc sắc. Ngoài bìa 1 là bức hoạ Rồng do hoạ sỹ Trần Thanh Liêm sưu tầm. Bức hoạ  hình một đàn rồng vàng đang múa lượn trên nền đỏ, thể hiện không khí phồn thịnh ngày xuân và biểu trưng cho năm mới con Rồng.