Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

BỐN MƯƠI NĂM TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH

Có lẽ nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời của mình là sau hơn bốn mươi năm được xếp trong tốp đầu của các tờ tạp chí văn nghệ địa phương về chất lượng cũng như về số lượng xuất bản, thì tới đầu năm 2013 do việc "đánh nhau" trong nội bộ giới văn nghệ sỹ của Tỉnh và lãnh đạo Tỉnh đã cắt kinh phí xuất bản hàng năm của tạp chí từ 220 triệu xuỗng còn 70 triệu đồng (cắt đi 130 triệu đồng, bằng 2/3 số khing phí xuất bản) nêm tờ VNTB phải co lại từ phát hành hơn 3.000 cuốn xuống còn 600 cuốn chỉ để phát hành nội bộ trong Hội và biếu một số cơ quan trong tỉnh, địa phương bè bạn. Một tờ tạp chí nếu chỉ in ấn phát hành vài ba trăm cuốn thì chẳng khác gì một tờ nội san và nó không còn tác dụng gì về mặt xã hội nữa…
Tiecs thương cho tờ Văn nghệ Thái Bình có thời phát hành lên tới hơn 7.000 bản một số, nay mình in lại bài viết về tạp chí cách đây đã hai năm trước nhân ngày tạp chí 40 năm tuổi.


  
BỐN MƯƠI NĂM TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH

NGUYỄN LONG
         
         
Không phải ngẫu nhiên mỗi hội văn học nghệ thuật địa phương có một tờ báo hoặc tạp chí của riêng mình. Mỗi tờ báo, tạp chí là diễn đàn, là gương mặt văn học, nghệ thuật của một vùng đất. Vì vậy cho nên ở đâu cũng vậy, khi Hội được thành lập, việc đầu tiên phải lo là sự ra đời của tờ tạp chí. Cách đây 40 năm, Hội VHNT Thái Bình được thành lập, tờ tạp chí đầu tiên mang tên Sông Trà cũng được ra mắt bạn đọc bởi lý do ấy, và quá trình phát triển, đổi thay của tạp chí cũng đồng hành với sự đổi thay, phát triển của Hội.
          Tạp chí VNTB đã qua hai chặng đường rõ rệt. Từ khi thành lập tới đầu năm 1994, gần một phần tư thế kỷ tạp chí giống như một tập chuyên san. Xuất bản không định kỳ, số lượng in mỗi số vài trăm cuốn, tên tuổi không chính thức, hình thức, vi nhét cũng không cố định. Lúc đầu mang tên Sông Trà, về sau tùy theo nhiệm vụ và tiêu chí của từng số mà đặt tên khác nhau. Bên cạnh tờ tạp chí, còn có một phụ san cho văn học thiếu nhi là Búp trên cành, chủ yếu giới thiệu những sáng tác của thiếu nhi và cho thiếu nhi của các cây bút trong Tỉnh qua các lớp bồi dưỡng và các trại sáng tác.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

HỎI CHUYỆN MỘT NÔNG DÂN

Trong chuyến đi thực tế nông thôn tìm hiểu về Tam nông, nhóm phóng viên tạp chí có gặp gỡ nhiều bà con và trao đổi với họ về đời sống nông dân, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay hiện nay. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với một nông dân ở một làng thuần nông.

         
Phóng viên (PV): Bác là một lão nông hiện nay vẫn sống chủ yếu bằng thu nhập từ đồng ruộng, trước tiên xin bác cho biết về bản thân.
          Nông dân (ND): Vâng, đúng gia đình tôi chủ yếu sống bằng cấy cầy. Nói như vậy vì hiện nay nông dân ở các làng quê đời sống chỉ trông vào cây lúa hạt thóc không còn nhiều nữa. Chưa có thống kê đầy đủ nhưng các gia đình sống ở nông thôn hiện nay trên 50% số hộ ít nhất có một xuất lương hưu hoặc tiền trợ cấp hàng tháng như thương binh, gia đình chính sách... số còn lại thì hầu như nhà ai cũng có người đi làm xa, có thu nhhapj mang về. Lớp trẻ thì ra các thành phố làm công nhân, đàn ông thì đi làm thợ xây, thợ mộc. Đàn bà thì trông trẻ, ô xin... nói tóm lại là ở đâu có việc làm, kiếm được tiền là đi. Gần thì sáng đi tối về, xa thì đi dài ngày hơn. Bộ mặt nông thôn nhiều năm nay khang trang hơn là nhờ vậy, chứ chỉ trông vào hạt thóc, con lợn thì không phải ăn đói mặc rách là may chứ lấy tiền đâu ra mà xây nhà, mua sắm ti vi, xe máy.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

NÔNG DÂN VẪN PHẢI BÁM RUỘNG BÁM LÀNG



          
Phóng sự của NGUYỄN LONG

    
     Về những làng thuần nông bây giờ, nhất là những làng xa thành phố, thị xã, nếu không vào dịp nông vụ ta thấy làng nào cũng vắng veo, đi mãi mới gặp một bóng người. Với diện tích đất đai như hiện nay mỗi năm nông dân chỉ bận mải với việc ruộng đồng mỗi vụ nhiều nhất là hai tháng, cả năm mất bốn tháng còn lại tám tháng nông nhàn, hay gọi theo từ ngữ quản lý lao động là thất nghiệp. Chưa tính cụ thể đến năng xuất cấy cầy, nhưng một người lao động mà một ngày làm ba ngày nghỉ thì nghèo đói là cái chắc. Cái nguyên nhân sâu xa đời sống nông thôn hiện nay còn kém xa đô thị và các vùng công nghiệp là do không có việc làm.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

KHÔNG CÓ CƠ CHẾ MỚI KHÔNG THỂ HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN


                             Phóng sự của NGUYỄN LONG

         
Cách đây hàng chục năm, xã Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Thái Bình đã phấn đấu xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm và trở thành lá cờ đầu của cả nước thực hiện phong trào này. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ lúc bấy giờ đã về thăm, khen ngợi rồi khắp nơi đổ về học tập. Năm 2003 khi các xã trong tỉnh Thái Bình mới bắt đầu làm thí điểm mỗi xã một “cánh đồng 50 triệu” theo như NQ của Tỉnh uỷ, thì  Quỳnh Hải không những đã "xã hoá" toàn bộ diện tích đạt trên 50 triệu/ha mà già nửa cánh đồng của xã đã đạt tới chỉ tiêu 100 triệu/ ha/năm. Nhưng có một thực tế là bộ mặt làng xã không thấy có gì thay đổi lớn, rất nhiều gia đình nhà cửa vẫn cũ kỹ, vẫn cái cảnh nghèo khó như xưa. Một vài gia đình có cơ ngơi khang trang, nhà cao cửa rộng là của những ông chủ đại lý bán buôn, vận chuyển rau quả, những ông chủ máy cày máy kéo. Còn những người dân chỉ biết bám vào đồng ruộng, dù chăm chỉ chịu khó, dù biết quý trọng từng tất đất, giỏi làm ruộng, khai thác hết khả năng của đất cát mùa vụ cũng chẳng ai giầu lên được.

NÔNG DÂN VÀ ĐẤT ĐAI


       
        Phóng sự của NGUYỄN LONG


          Không phải cho tới cuối năm 2011 vừa rồi xảy ra vụ việc ở Tiên Lãng, giới truyền thông cả nước và lãnh đạo các cấp cũng như mọi người dân trong nước mới quan tâm và phát biểu nhiều ý kiến về chuyện đất đai của nông dân. Từ năm 1993, khi có luật giao đất cho dân với thời hạn 20 năm, người dân được tự do, chủ động sản xuất và được hưởng lợi từ chính sự lao động của mình. Có thể nói đó là nguyên nhân đã tạo ra một mức tăng trưởng kỳ lạ. Sau khoảng chục năm, sản lượng nông nghiệp của cả nước tăng vọt lên hơn 200%, Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều và nuôi tôm cá. Đời sống của người nông dân đã được nâng lên một bước rõ rệt. Trong khi đó số lao động nông nghiệp vẫn luôn luôn dư ra và là nguồn cung cấp chính cho những khu công nghiệp mới phát triển. Nhưng bên cạnh sự kỳ diệu luật đất đai mới mang lại, những khúc mắc, khiếu kiện, những phát sinh tiêu cực, tham nhũng từ đất đai ở mọi địa phương trên cả nước cũng ngày một gia tăng. Chưa có một con số thống kê chính thức nào, nhưng mọi người đều nhất trí với nhận định: Khoảng 80% những vụ khiếu kiện của dân và tiêu cực của quan chức ở các cấp, các địa phương từ trước tới nay là do liên quan đến đất đai. Có biết bao nhiêu vấn đề lớn, những vụ lình xình về đất, có vụ có liên quan liên quan tới hàng ngàn con  người, hay tới cả một cụm cư dân lớn như những tảng băng chìm vẫn còn tồn đọng chưa được đưa ra công khai hoặc chưa có phương án giải quyết cho thoả đáng. Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất xảy ra ở Tiên Lãng vừa qua, cùng với vụ án nhằm chuyển hoá đất đai ở nông trường Sông Hậu của bà Ba Sương kéo dài gần chục năm trời đã được kết luận, được công luận rộng rãi biết đến chỉ là một sự cảnh báo: Những mâu thuẫn về đất đai của nông dân đã có những tiềm ẩn bất hợp lý ghê gớm và đã đến lúc các cơ quan công quyền cũng như những người có trách nhiệm ở các cấp phải giải quyết chứ không thể chần chừ, càng không thể né tránh.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

ĐẶNG NGHIỄM, NGƯỜI THẦY KHUYẾN HỌC ĐẦU TIÊN XỨ SƠN NAM

NGUYỄN LONG 

         
Tượng đài Đặng Nghiễm đặt ở Nhà thờ họ Đặng Thái Bình
Đặng Nghiễm sinh năm 1155, người làng An Để, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Nơi đây là vùng đất từ thể kỷ thứ VI Lý Bôn đã chọn để xây dựng những trang ấp đầu tiên khởi nghiệp đế và lấy bà Đỗ Thị Khương, người làng An Để làm vợ. Khi lên ngôi vua, ông đã lập bà làm Linh Nhân hoàng hậu. Hiện nay tại làng vẫn còn ngôi miếu Hai Thôn thờ Tiên đế và Hoàng hậu.
          Hơn 100 năm kể từ khi vua Lý Thánh Tông lập ra Văn Miếu tổ chức thi cử để kén chọn hiền tài, nhưng cả một vùng đất Sơn Nam rộng lớn (gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam hiện nay) vẫn chưa có ai giành được khoa bảng.  Tuy nhiên, theo lời phán của Cao Biền từ thế kỷ thứ IX: Chiểu Lãng, Ba Đậu (tên gọi của làng An Để cổ xưa) địa phát khôi khoa, nên vùng đất này về sau có nhiều người học rộng, đỗ cao. Và Đặng Nghiễm chính là người khai khoa, mở mạch văn chương cho mảnh đất này.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH SỐ 206, RA THÁNG 6/2013

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
SỐ 206, RA THÁNG 6/2013

Tạp chí VNTB số ra tháng 6/2006 dành nhiều trang giới thiệu nội dung và chào mừng Đại hội Hội VHNT lần thứ IX nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Mở đầu tạp chí là bài tổng thuật về Đại hội với nhan đề Đại hội đoàn kết, dân chủ và đổi mới, của Phóng viên tạp chí giới thiệu với bạn đọc không khí và những nội dung chủ yếu, quá trình Đại hội trong hai ngày 24 và 25 tháng 4/2013. Tiếp đó là bài đăng trích Báo cáo phương hướng nhiệm vụ phát triển VHNT Thái Bình nhiệm kỳ 2012 – 2017 do đồng chí Phạm Huy Tầm trình bày với tiêu đề Văn học nghệ thuật Thái Bình vì sự phồn vinh của quê hương đất nước, vì phẩm giá của con người. Trong đó Báo cáo nhấn mạnh tới nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới là: Tập trung trí tuệ, lực lượng, phát huy dân chủ đoàn kết để không ngừng nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu lý luận phê bình để có nhiều tác phẩm VHNT có tầm tư tưởng, có giá trị nghệ thuật xứng đáng với công cuộc đổi mới của quê hương đất nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân...

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

TUỔI 80, VIẾT VĂN RA VĂN

          BÚT NGỮ


         TUỔI 80, VIẾT VĂN RA VĂN

         
          LỜI NÓI ĐẦU:  Ông Nguyễn Văn (tên thật là Nguyễn Văn Hoa), nhà báo, nhà viết văn kỳ lão của Thái Bình, tuổi cao sức yếu tạ thế vào sáng ngày 27 tháng 5 năm 2013 (tức 18 tháng 4 năm Qúy Tỵ). Tôi là Bút Ngữ bạn lâu năm với ông Nguyễn Văn nay đang yếu mệt do thời tiết quá nóng không tới dự lễ tang được. Xin có bài viết dưới đây để kính viếng ông và phân ưu cùng gia đình.

                                                          * * *

         

          Lâu nay giới cầm bút bàn nhiều về chuyện làm thế nào để viết văn cho ra văn, viết báo đọc không nhạt. Ông Nguyễn Văn và tôi cũng nghĩ nhiều về điều đó.  Tôi nhớ cái hồi năm 1996 - 1997, Thái Bình ồn ã về tệ lợi dụng món điện, đường, trường, trạm để tham nhũng. Ông Nguyễn Văn viết bài Kẻ bắn và người bị bắn đăng báo Văn nghệ (Hội nhà văn VN). Người đọc chú ý ngay, họ muốn biết sự việc ôi ác đó. Bọn đi thầu ăn sát gốc ra sao? bọn có quyền cho thầu ăn tận ngọn thế nào? Bọn làm thuê bớt xén gạch đá, sắt thép ra sao? Mấy anh giám sát, có cả đại tá về hưu chấm mút thế nào? và bọn chúng "bắn", tức hối lộ lẫn nhau ra sao?, dùng đạn lớn để bắn lên trên thế nào? Cuối cùng thì ai bị chết?... Bài nêu toàn những cái mà mọi người muốn biết. Họ xô vào đọc để thấy mọi ngóc ngách mà kẻ tham lách vào. Tất nhiên với nội dung ấy, ông Nguyễn Văn còn biết làm văn nữa. Viết hay, lại bập trúng vấn đề nên bài không nhạt. Người ta đọc rồi bàn tán xôn xao, thích thú.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013


XIN MỜI THAM GIA BÌNH CHỌN 10 BÀI THƠ HAY CỦA THÁI BÌNH

Thái Bình có hàng trăm cây bút thơ. Có rất nhiều người sinh ra hoặc trưởng thành ở đất Thái Bình hiện đã thành nhà thơ được cả nước biết đến như: Trần Anh Thái, Kim Chuông, Đặng Hấn, Đàm Chu Văn, Bùi Hoàng Tám... nhưng hiện nay không sinh sống tại quê hương.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội (1971 – 2011), tôi (NL) có đề xuất tạp chí VNTB mở cuộc thi “Bình chọn 10 bài thơ hay của Thái Bình”. Vẫn biết quan niệm thế nào là thơ hay đã là sự bàn cãi không có điểm dừng. Chọn cụ thể một bài thơ hay lại càng khó. Vì thơ vốn đã mơ hồ, sự cảm nhận lại càng mơ hồ hơn, cái hay nhiều khi không thể diễn giải... Do vậy để chọn ra 10 bài thơ trong hàng vạn bài thơ của các tác giả Thái Bình đã công bố trong khoảng 40 năm qua là một sự nan giải và chắc chắn rất ít có sự đồng thuận. Tuy nhiên thơ hay bao giờ cũng sống lâu với thời gian và trong lòng bạn đọc. Đó cũng là một trong những cơ sở để mọi người tham gia bình chọn.
Song do tình hình Hội không ổn định nên BBT Tạp chí không muốn làm cái việc “bôi thêm mỡ vào mình cho kiến đốt”. do vậy cuộc thi bình chọn không thành
Để góp phần định giá cho những bài thơ hay của phong trào thơ địa phương, vannghethaibinh xin mời bạn đọc xa gần, những ai ghé thăm blog và yêu thơ Thái Bình xin cùng tham gia bình chọn với vannghethaibinh.
Trước hết tôi (Nguyễn Long) xin đề xuất sự bình chọn của mình cho 10 bài thơ sau, xin mọi người tham khảo.

ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VỚI SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT Ở THÁI BÌNH


ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VỚI SÁNG TÁC
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT Ở THÁI BÌNH

Tham luận của NGUYỄN LONG

Den tho A Sao
Trong hai ngày 02 – 03/4/2013 tại thành phố Hải Dương đã tổ chức Hội thảo của nhóm VN8 với chủ đề “Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử”. Tham gia Hội thảo, sau lời đề dẫn của hoạ sỹ Hà Huy Chương, chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương là 8 ý kiến đại diện cho 8 Hội VHNT trong nhóm VN8 là Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La tập trung hội thảo về chủ đề trên.
Các đồng chí Hữu Thỉnh, chủ tich UBTQ các Hội LHVHNT Việt Nam, đồng chí Đào Duy Quát, Phó Ban tuyên giáo TƯ đã về dự và chỉ đạo Hội thảo. Về phía địa phương các đồng chí phó chủ tịch Tỉnh và lãnh đạo các Ban Ngành như Tuyên giáo, Tổ chức, Văn phòng UB, văn phòng TU tỉnh Hải dương đã tới dự và chúc mừng Hội thảo.
VNTB xin giới thiệu bài tham luận của Hội VHNT Thái Bình do đồng chí Nguyễn Long trình bày trong hội thảo.


* * * 

SÁCH VỀ LÀNG


SÁCH VỀ LÀNG

                                                Bút ký dự thi của ĐẶNG VĂN TOÀN

     
Vừa dắt xe về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi thì điện thoại réo.
     - A. Xin chào Phạm Bắc Cường. Chào Không gian đọc!
     - Chào chú! Chú có khỏe không?
     - Khỏe. Thế nào? Không gian đọc của nhóm hồi này phát triển đến đâu rồi?
    - Tốt chú ạ. Mới thêm được mấy điểm nữa. Cháu muốn nắm xem Tủ sách chỗ Đông Hà các chú đã mở cửa, đi vào hoạt động chưa? Có đông người đến đọc không?
     Câu chuyện cứ thế giữa hai chú cháu được trao đổi thân mật và lời hẹn cuối cùng là: Cháu sẽ kiếm thêm, gửi thêm ít sách nữa và nói với cô Đài bên Thư viện tỉnh quan tâm đến Tủ sách ở Đông Hà.
                                                 *
                                            *     *
     Ý tưởng hình thành những tủ sách cho người dân nông thôn đầu tiên phải nói đến chàng thanh niên Nguyên Quang Thạch, 35 tuổi, người Hà Tĩnh. Đang có công ăn việc làm ổn định, với mức lương không hề thấp. Nhưng vốn tính ham thích đọc sách, mê sách và trước thực trạng văn hóa đọc hiện tại, với cái nhìn xa rộng, thân thiện và hy vọng vào cộng đồng, vào chính bản thân, Thạch quyết định bỏ việc, bỏ lương, để theo đuổi sở thích của riêng mình: Đưa sách đến với người đọc.
     Mấy tháng đầu là mấy tháng thất bại. Trực tiếp làm quen và giới thiệu sách, tặng sách cho hành khách cùng đi trên các chuyến xe buýt không nhận được sự hưởng ứng như mong đợi. Thạch trở về quê nhà, với số sách hiện có, đứng ra lập tủ sách cho dòng họ mình. Những tủ sách nhỏ gọn ra đời. Bạn đọc là các em học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở đến làm quen và thân thiết dần...

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

NGƯỜI NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG


NGUYỄN LONG
         
NGƯỜI NHẬN DIỆN  VĂN HÓA LÀNG

Tôi biết ông không chỉ nghiên cứu về văn hóa làng xã, ông còn tham gia nhiều công trình nghiên cứu Hán Nôm có quy mô lớn trong nước và quốc tế như nghiên cứu về văn hóa sông Hồng, về nền văn minh lúa nước, về Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến ... nhưng tôi vẫn gọi ông như thế vì có lẽ không có ai ở Thái Bình và nhiều địa phương khác trong cả nước có những công trình nghiên cứu tường tận và sâu sắc về văn hoá làng như ông.
Năm 1998 ông đã xuất bản cuốn Nhận diện văn hóa làng ở Thái Bình. Là một người sinh ra và lớn lên ở quê lúa, đã sống ở nhiều nơi và xem nhiều sách vở nhưng chỉ khi được đọc tập sách trên của ông tôi mới hiểu rõ về lịch sử văn hóa làng mình, hiểu rõ các làng xã, các dòng họ và các danh nhân trong tỉnh. Mà không phải riêng tôi, rất nhiều người con khác của Thái Bình, kể cả những người đã và đang là quan chức ở địa phương cũng vậy, nếu chưa đọc những gì ông viết trong cuốn sách thì chưa thể hiểu tường tận về lịch sử văn hóa của quê hương.
Ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh, nguyên giám đốc sở Văn hóa Thông tin Thái Bình hiện về nghỉ hưu tại quê ông xã Vũ Qúy huyện Kiến Xương. Có lẽ giới quan chức địa phương trong cả nước hiện nay, những người đã có bổng lộc đứng đầu hàng sở trở lên không có mấy người vẫn nhà ở quê, đi làm ở thành phố và khi nghỉ hưu vẫn sống ở làng xóm như ông. Có lẽ cũng không phải ông không có điều kiện để bốc cả nhà lên thành phố hay lên tận thủ đô để sống một cuộc sống đày đủ về tiện nghi, vật chất. Nhưng hình như cái bẩm chất nông dân, thích sống trong vườn tược cây cối, với cộng đồng làng quê đã ngấm sâu vào con người ông nên dù đi đâu ở đâu rồi ông lại vẫn trở về chốn cũ chứ không giống nhiều người cùng lớp tuổi và làm quan như ông đã một đi khỏi quê là không trở lại.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Truyện ngắn của NGUY ỄN B ÍCH LAN


VỀ QUÊ NGOẠI
                                     Truy ện ngắn c ủa NGUY ỄN B ÍCH LAN


Nhà nó ở lưng chừng đồi, nghèo lắm. Đã thế bố nó lại bị tai nạn lao động, liệt cả hai chân phải đi lại bằng hai chiếc ghế. Càng lớn nó càng ý thức rõ hơn về những khó khăn chồng chất của gia đình.
Tám tuổi nó mới được về thăm ông bà ngoại ở dưới xuôi lần đầu tiên. Nó yêu mẹ nó vô cùng khi mẹ tuyên bố sẽ đưa nó về quê ngoại ăn Tết. Nó chạy rẽ những cơn bấc khoe tin đó với đứa bạn thân ở bên kia đồi. Bố nó, người ở lại, cũng mừng rơi nước mắt trước niềm vui vỡ òa của nó.
Một buổi chiều tháng Chạp lảng bảng sương hai mẹ con nó dắt nhau ra bến xe khách để về quê. Bến xe cuối năm đông nghịt người. Nó không tưởng tượng nổi lại có nhiều người sẵn sàng lên bất cứ chuyến xe nào để về xuôi như thế. Nó và mẹ nó mua loại vé ít tiền nhất, rốt cuộc được sắp xếp và bị chen lấn vào một góc ở cuối xe. Mẹ nó ngồi khuỳnh hai đầu gối để chắc chắn rằng chí ít mẹ con nó cũng có quyền được sử dụng cả một ghế. Nó ngồi trên lòng mẹ. Hai chân mẹ nó đã kẹp lấy chiếc ba lô để dưới sàn xe, kẹp chắc rồi, nhưng nó vẫn đặt hai chân của nó lên chỗ tài sản đó, y như lời bố nó dặn.
  Xẩm tối xe mới chuyển bánh. Nó thấy người mình lắc lư, lắc lư. Xe chạy được một lúc nó bắt đầu nôn thốc nôn tháo. Cả chuyện nôn ọe này nó cũng đã được bố nó chuẩn bị trước cho rồi: vài chiếc túi bóng, một nắm vỏ chanh, và niềm tin “nôn hết không còn gì trong bụng là ổn”.
 Nó nôn hết, nôn ra cả mật xanh mật vàng, thế mà chẳng thấy ổn tí nào, chỉ thấy mệt. Mệt quá nó tựa đầu lên một bên xương quai xanh của mẹ nó thiếp đi lúc nào không biết. Người nó lắc lư, nhịp thở của nó dường như cũng lắc lư. Nó trôi vào một cơn mơ. Trong cơn mơ nó thấy mẹ con nó đã về đến nhà ông bà ngoại. Ngôi nhà lắc lư, rung rinh như thể đó chỉ là cái bóng của một ngôi nhà in xuống mặt nước trong một ngày đầy gió. Cơn mơ của nó kéo dài suốt giấc ngủ, và chỉ kết thúc khi tiếng kêu gào của mẹ nó cất lên, hoảng hốt, đau đớn, đến mức tưởng như làm chòng chành cả chiếc xe khách chật cứng người.

LƯƠNG HỮU
  
            “LỤC BÁT” KIM CHUÔNG

Từ những năm đầu “thập kỷ bảy mươi” của thế kỷ trước, khi Kim Chuông từ Báo Quân khu Tả Ngạn về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, tôi đã gặp và ấn tượng với “chàng thi sĩ này” ở những bài thơ đầu, trong cái mượt, cái du dương ở những dòng Lục bát.
      Với 15 tập thơ lần lượt ra đời, khẳng định sức lao động, sáng tạo của đời người cầm bút. Riêng với thơ Lục bát, từ cuối năm 1996, Kim Chuông đã tập hợp, chọn in riêng tập thơ, mang tên “Thơ Lục Bát – Kim Chuông.”
      Năm 2002. Năm 2009, cả hai ấn phẩm xuất bản : “Phương trời ngôi sao thức” và “Ở một góc cuộc đời.” Ở mỗi tập thơ này, Kim Chuông đều giành cho “thơ lục bát” một nửa tập sách, chiếm 1/2 lượng bài, bổ sung cho “vệt lục bát” trên chặng đường tìm kiếm mới mẻ của anh.
      Đọc Kim Chuông. Nhất là, đã nhiều lần từng ngồi nghe Kim Chuông ngân nga những vần thơ lục bát. Bằng giọng đọc đầy chất men say, có phần ma thuật, cuốn hút đến kỳ lạ, tôi chợt nhớ tới lời các cụ ta xưa thường khuyên con, khuyên cháu :
      Đàn bầu ai gẩy thì nghe
      Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu    
      Mỗi lần, nghe Kim Chuông đọc những dòng sáu tám, trong cảm giác bềnh bồng trôi dạt, tôi chếnh choáng liên tưởng, chị em nào dính phải, chắc không dễ tránh khỏi những phút xiêu lòng.
      Trong bài thơ “Câu thơ tôi viết,” Kim Chuông, có câu :
       Vườn khuya sương ướt đẫm cành
       Gió bao la gió tự tình cùng cây
       Đất trời hòa nhập rồi đây
       Hình như sông núi đêm này cưới nhau

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

ĐẠI HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2013 – 2017


ĐẠI HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÁI BÌNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2013 – 2017

Đại hội VHNT Thái Bình lần thứ IX được tổ chức trong hai ngày 24, 25 tháng 4 năm 2013. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có ông Đàm Văn Vượng, uỷ viên Thường vụ TU, Trưởng ban Tuyên gioá Tỉnh uỷ Thái Bình thay mặt cho lãnh đạo Tỉnh cùng một số cán bộ, chuyên viên các Ban nghành của Tỉnh. Ông Đỗ Kim Cuông đại diện cho lãnh đạo UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.
Qua hai ngày Đại hội đã nghe bản Báo Cáo Tổng kết nhiệm kỳ 2007 2012 và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012 – 2017 của Văn học nghệ thuật Thái Binh,  Thông qua sửa đổi điều lệ Hội và nghe một số bản tham luận đóng góp ý kiến của các văn nghệ sỹ trong 7 chuyên nghành. Đại Hội đã tiến hành bỏ phiếu bầu BCH Hội nhiệm kỳ mới  gồm 15 người, Ban Kiểm tra Hội gồm 3 người. Ngày 24 tháng 4 năm 2913 Ban chấp Hnhf mới họp phiên đầu tiên bầu thường vụ và lãnh đạo hội. Ns biểu diễn Phạm Huy Tầm được bầu là chủ tịch Hội, các bà Trần Thanh Phượng, Nguyễn Ánh Tuyết được bầu làm phó chủ tịch Hội.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐẠI HỘI


Đoàn Ca múa kịch Thái Bình biểu diễn văn nghệ chào mừng Đại hội


Một số cơ quan đòn thể chúc mừng Đại Hội





Đại biểu dự đại hội


Ban chấp hành và Ban thường vụ Hội









Các vị đại diện lãnh đạo cấp trên tặng bức trướng và phát biểu trong đại hội















Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH SỐ 2/2013 (205)


TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
SỐ 2/2013 (205)

Văn xuôi:

-         VÊ QUÊ NGOẠI
Truyện ngắn của TRẦN VĂN THƯỚC

-         THOÁT NGHÈO
Truyện ký chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của CAO BÁ KHOÁT

-         CHIẾN DỊCH MANG TÊN BÁC
Bút ký của NGUYỄN CÔNG VIỄN

-         TRONG VƯỜN THƯỢNG UYỂN
Truyện lịch sử của NGUYỄN VĂN THỤC

-         TRĂNG MUỘN
Truyện ngắn của TRẦN VĂN THỦ

ĐIỂM THƠ THÁI BÌNH 2010


 §IÓM Th¬ Th¸i B×nh N¡M 2010




Ngµy th¬ n¨m nay phÇn lÒ vÉn gi÷ nguyªn nh÷ng nghi thøc nh­ nhiÒu n¨m tr­íc. Riªng phÇn héi tËp trung ®i s©u vµo ph¶n ¸nh th¬ cña c¸c c©y bót ë ®Þa ph­¬ng nªn cã ba phÇn chÝnh: 1. Th¬ mõng §¶ng, mõng xu©n, mõng quª h­¬ng ®Êt n­íc. 2. Nh×n l¹i th¬ Th¸i B×nh mét n¨m, qua c¸c tËp th¬ míi xuÊt b¶n. 3. Th¬ cña nh÷ng ng­êi viÕt míi vµ trÎ.
T¹p chÝ sè nµy xin trÝch ®¨ng l¹i phÇn ®iÓm l¹i nh÷ng tËp th¬ trong n¨m 2010 ®Ó b¹n ®äc, b¹n yªu th¬ cã c¸i nh×n tæng quan h¬n vÒ th¬ Th¸i B×nh mét n¨m qua.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

THƠ THÁI BÌNH, MỘT NĂM NHÌN LẠI


THƠ THÁI BÌNH, MỘT NĂM NHÌN LẠI

Trong năm 2012 vừa qua, thơ Thái Bình nhìn chung vẫn giữ được nền thơ đã có từ trước. Đó là sự đông đảo người người làm thơ kể cả chuyên và không chuyên, người viết tay phải và tay trái. Đó là sự phong phú nhiều vẻ về số lượng cũng như chất lượng của thơ. Ngoài 6 tập thơ mới là Gió không chồng của Nguyễn Văn Thục, Dòng đời của Lại Tây Dương, Miền gió thức của Lê Bính, Lá vô duyên của Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Hoa mười giờ của Vũ Duy Yên và Trưa vàng ngày xưa của Nguyễn Hạnh Hiếu, được trình làng, bên cạnh đó là gần 400 bài thơ được hoàn thành qua các trại sáng tác cùng các thi phẩm mới mới viết gửi đều đặn cả năm tới Toà soạn tạp chí Văn nghệ Thái Bình.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH SỐ XUÂN QUÝ TỴ (204) RA THÁNG 2/2013


   GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
     SỐ XUÂN QUÝ TỴ (204) RA THÁNG 2/2013

         
Số xuân Quý Tỵ của tạp chí Văn nghệ Thái Bình nổi bật ở chủ đề mừng Đảng Bác, mừng xuân, mừng Đất nước với các sáng tác mới của các cây bút tiêu biểu của văn học nghệ thuật Thái Bình.
Về thơ với các bài có nội dung ca ngợi Đảng, và học tập làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ được giới thiệu trang trọng ở các trang đầu của tạp chí. Đó là các bài: Đất nước của Phạm Minh Giang, Tấm áo bông của Bác của Xuân Đam, Bác Hồ đọc thơ chúc Tết cuả Vũ Duy Yên, Giao thừa nhớ Bác của Nguyễn Quang Cự, Bàn tay Bác của Đặng Thành Văn, Thăm lán Nà Lừa của Nguyễn Ngọc Thường. Bên cạnh đó là những bài thơ xuân  về tình yêu quê hương đất nước của các tác giả Kim Chuông, Hà Cừ, Lê Thái Sơn, Võ Bá Cường, Nguyễn Dương Côn, Vũ Quốc Huệ, Phan Đức Chính, Trần Chính, Nguyễn Hạnh Hiếu, Nguyễn Văn Thục, Nguyễn Công Viễn, Phạm Bào... Trang thơ của các cây bút nữ giới thiệu các bài thơ của Nguyễn Bích Lan, Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Ánh Tuyết, Phạm Hồng Oanh, Nguyễn Thuý Hằng, Đỗ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Minh Thuận, Vũ Thanh Huyền, Phan Hà Linh... Và trang thơ của các tác giả quen thuộc khác như Đặng Văn Toàn, Bùi Duy Lan, Lại Tây Dương, Phạm Công Liên, Nguyễn Anh Quốc, Nguyễn Tường Thuật, Đức Hiền, Đỗ Lâm Hà, Đoà Xuân Ánh, Đức Toản, Phạm Hoài Ngọc đã góp phần làm phong phú nhiều vẻ cho chuyên mục sáng tác số Xuân.