Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

BỐN MƯƠI NĂM TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH

Có lẽ nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời của mình là sau hơn bốn mươi năm được xếp trong tốp đầu của các tờ tạp chí văn nghệ địa phương về chất lượng cũng như về số lượng xuất bản, thì tới đầu năm 2013 do việc "đánh nhau" trong nội bộ giới văn nghệ sỹ của Tỉnh và lãnh đạo Tỉnh đã cắt kinh phí xuất bản hàng năm của tạp chí từ 220 triệu xuỗng còn 70 triệu đồng (cắt đi 130 triệu đồng, bằng 2/3 số khing phí xuất bản) nêm tờ VNTB phải co lại từ phát hành hơn 3.000 cuốn xuống còn 600 cuốn chỉ để phát hành nội bộ trong Hội và biếu một số cơ quan trong tỉnh, địa phương bè bạn. Một tờ tạp chí nếu chỉ in ấn phát hành vài ba trăm cuốn thì chẳng khác gì một tờ nội san và nó không còn tác dụng gì về mặt xã hội nữa…
Tiecs thương cho tờ Văn nghệ Thái Bình có thời phát hành lên tới hơn 7.000 bản một số, nay mình in lại bài viết về tạp chí cách đây đã hai năm trước nhân ngày tạp chí 40 năm tuổi.


  
BỐN MƯƠI NĂM TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH

NGUYỄN LONG
         
         
Không phải ngẫu nhiên mỗi hội văn học nghệ thuật địa phương có một tờ báo hoặc tạp chí của riêng mình. Mỗi tờ báo, tạp chí là diễn đàn, là gương mặt văn học, nghệ thuật của một vùng đất. Vì vậy cho nên ở đâu cũng vậy, khi Hội được thành lập, việc đầu tiên phải lo là sự ra đời của tờ tạp chí. Cách đây 40 năm, Hội VHNT Thái Bình được thành lập, tờ tạp chí đầu tiên mang tên Sông Trà cũng được ra mắt bạn đọc bởi lý do ấy, và quá trình phát triển, đổi thay của tạp chí cũng đồng hành với sự đổi thay, phát triển của Hội.
          Tạp chí VNTB đã qua hai chặng đường rõ rệt. Từ khi thành lập tới đầu năm 1994, gần một phần tư thế kỷ tạp chí giống như một tập chuyên san. Xuất bản không định kỳ, số lượng in mỗi số vài trăm cuốn, tên tuổi không chính thức, hình thức, vi nhét cũng không cố định. Lúc đầu mang tên Sông Trà, về sau tùy theo nhiệm vụ và tiêu chí của từng số mà đặt tên khác nhau. Bên cạnh tờ tạp chí, còn có một phụ san cho văn học thiếu nhi là Búp trên cành, chủ yếu giới thiệu những sáng tác của thiếu nhi và cho thiếu nhi của các cây bút trong Tỉnh qua các lớp bồi dưỡng và các trại sáng tác.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

HỎI CHUYỆN MỘT NÔNG DÂN

Trong chuyến đi thực tế nông thôn tìm hiểu về Tam nông, nhóm phóng viên tạp chí có gặp gỡ nhiều bà con và trao đổi với họ về đời sống nông dân, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay hiện nay. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với một nông dân ở một làng thuần nông.

         
Phóng viên (PV): Bác là một lão nông hiện nay vẫn sống chủ yếu bằng thu nhập từ đồng ruộng, trước tiên xin bác cho biết về bản thân.
          Nông dân (ND): Vâng, đúng gia đình tôi chủ yếu sống bằng cấy cầy. Nói như vậy vì hiện nay nông dân ở các làng quê đời sống chỉ trông vào cây lúa hạt thóc không còn nhiều nữa. Chưa có thống kê đầy đủ nhưng các gia đình sống ở nông thôn hiện nay trên 50% số hộ ít nhất có một xuất lương hưu hoặc tiền trợ cấp hàng tháng như thương binh, gia đình chính sách... số còn lại thì hầu như nhà ai cũng có người đi làm xa, có thu nhhapj mang về. Lớp trẻ thì ra các thành phố làm công nhân, đàn ông thì đi làm thợ xây, thợ mộc. Đàn bà thì trông trẻ, ô xin... nói tóm lại là ở đâu có việc làm, kiếm được tiền là đi. Gần thì sáng đi tối về, xa thì đi dài ngày hơn. Bộ mặt nông thôn nhiều năm nay khang trang hơn là nhờ vậy, chứ chỉ trông vào hạt thóc, con lợn thì không phải ăn đói mặc rách là may chứ lấy tiền đâu ra mà xây nhà, mua sắm ti vi, xe máy.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

NÔNG DÂN VẪN PHẢI BÁM RUỘNG BÁM LÀNG



          
Phóng sự của NGUYỄN LONG

    
     Về những làng thuần nông bây giờ, nhất là những làng xa thành phố, thị xã, nếu không vào dịp nông vụ ta thấy làng nào cũng vắng veo, đi mãi mới gặp một bóng người. Với diện tích đất đai như hiện nay mỗi năm nông dân chỉ bận mải với việc ruộng đồng mỗi vụ nhiều nhất là hai tháng, cả năm mất bốn tháng còn lại tám tháng nông nhàn, hay gọi theo từ ngữ quản lý lao động là thất nghiệp. Chưa tính cụ thể đến năng xuất cấy cầy, nhưng một người lao động mà một ngày làm ba ngày nghỉ thì nghèo đói là cái chắc. Cái nguyên nhân sâu xa đời sống nông thôn hiện nay còn kém xa đô thị và các vùng công nghiệp là do không có việc làm.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

KHÔNG CÓ CƠ CHẾ MỚI KHÔNG THỂ HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN


                             Phóng sự của NGUYỄN LONG

         
Cách đây hàng chục năm, xã Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Thái Bình đã phấn đấu xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm và trở thành lá cờ đầu của cả nước thực hiện phong trào này. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ lúc bấy giờ đã về thăm, khen ngợi rồi khắp nơi đổ về học tập. Năm 2003 khi các xã trong tỉnh Thái Bình mới bắt đầu làm thí điểm mỗi xã một “cánh đồng 50 triệu” theo như NQ của Tỉnh uỷ, thì  Quỳnh Hải không những đã "xã hoá" toàn bộ diện tích đạt trên 50 triệu/ha mà già nửa cánh đồng của xã đã đạt tới chỉ tiêu 100 triệu/ ha/năm. Nhưng có một thực tế là bộ mặt làng xã không thấy có gì thay đổi lớn, rất nhiều gia đình nhà cửa vẫn cũ kỹ, vẫn cái cảnh nghèo khó như xưa. Một vài gia đình có cơ ngơi khang trang, nhà cao cửa rộng là của những ông chủ đại lý bán buôn, vận chuyển rau quả, những ông chủ máy cày máy kéo. Còn những người dân chỉ biết bám vào đồng ruộng, dù chăm chỉ chịu khó, dù biết quý trọng từng tất đất, giỏi làm ruộng, khai thác hết khả năng của đất cát mùa vụ cũng chẳng ai giầu lên được.

NÔNG DÂN VÀ ĐẤT ĐAI


       
        Phóng sự của NGUYỄN LONG


          Không phải cho tới cuối năm 2011 vừa rồi xảy ra vụ việc ở Tiên Lãng, giới truyền thông cả nước và lãnh đạo các cấp cũng như mọi người dân trong nước mới quan tâm và phát biểu nhiều ý kiến về chuyện đất đai của nông dân. Từ năm 1993, khi có luật giao đất cho dân với thời hạn 20 năm, người dân được tự do, chủ động sản xuất và được hưởng lợi từ chính sự lao động của mình. Có thể nói đó là nguyên nhân đã tạo ra một mức tăng trưởng kỳ lạ. Sau khoảng chục năm, sản lượng nông nghiệp của cả nước tăng vọt lên hơn 200%, Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều và nuôi tôm cá. Đời sống của người nông dân đã được nâng lên một bước rõ rệt. Trong khi đó số lao động nông nghiệp vẫn luôn luôn dư ra và là nguồn cung cấp chính cho những khu công nghiệp mới phát triển. Nhưng bên cạnh sự kỳ diệu luật đất đai mới mang lại, những khúc mắc, khiếu kiện, những phát sinh tiêu cực, tham nhũng từ đất đai ở mọi địa phương trên cả nước cũng ngày một gia tăng. Chưa có một con số thống kê chính thức nào, nhưng mọi người đều nhất trí với nhận định: Khoảng 80% những vụ khiếu kiện của dân và tiêu cực của quan chức ở các cấp, các địa phương từ trước tới nay là do liên quan đến đất đai. Có biết bao nhiêu vấn đề lớn, những vụ lình xình về đất, có vụ có liên quan liên quan tới hàng ngàn con  người, hay tới cả một cụm cư dân lớn như những tảng băng chìm vẫn còn tồn đọng chưa được đưa ra công khai hoặc chưa có phương án giải quyết cho thoả đáng. Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất xảy ra ở Tiên Lãng vừa qua, cùng với vụ án nhằm chuyển hoá đất đai ở nông trường Sông Hậu của bà Ba Sương kéo dài gần chục năm trời đã được kết luận, được công luận rộng rãi biết đến chỉ là một sự cảnh báo: Những mâu thuẫn về đất đai của nông dân đã có những tiềm ẩn bất hợp lý ghê gớm và đã đến lúc các cơ quan công quyền cũng như những người có trách nhiệm ở các cấp phải giải quyết chứ không thể chần chừ, càng không thể né tránh.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

ĐẶNG NGHIỄM, NGƯỜI THẦY KHUYẾN HỌC ĐẦU TIÊN XỨ SƠN NAM

NGUYỄN LONG 

         
Tượng đài Đặng Nghiễm đặt ở Nhà thờ họ Đặng Thái Bình
Đặng Nghiễm sinh năm 1155, người làng An Để, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Nơi đây là vùng đất từ thể kỷ thứ VI Lý Bôn đã chọn để xây dựng những trang ấp đầu tiên khởi nghiệp đế và lấy bà Đỗ Thị Khương, người làng An Để làm vợ. Khi lên ngôi vua, ông đã lập bà làm Linh Nhân hoàng hậu. Hiện nay tại làng vẫn còn ngôi miếu Hai Thôn thờ Tiên đế và Hoàng hậu.
          Hơn 100 năm kể từ khi vua Lý Thánh Tông lập ra Văn Miếu tổ chức thi cử để kén chọn hiền tài, nhưng cả một vùng đất Sơn Nam rộng lớn (gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam hiện nay) vẫn chưa có ai giành được khoa bảng.  Tuy nhiên, theo lời phán của Cao Biền từ thế kỷ thứ IX: Chiểu Lãng, Ba Đậu (tên gọi của làng An Để cổ xưa) địa phát khôi khoa, nên vùng đất này về sau có nhiều người học rộng, đỗ cao. Và Đặng Nghiễm chính là người khai khoa, mở mạch văn chương cho mảnh đất này.