Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH SỐ 206, RA THÁNG 6/2013

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
SỐ 206, RA THÁNG 6/2013

Tạp chí VNTB số ra tháng 6/2006 dành nhiều trang giới thiệu nội dung và chào mừng Đại hội Hội VHNT lần thứ IX nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Mở đầu tạp chí là bài tổng thuật về Đại hội với nhan đề Đại hội đoàn kết, dân chủ và đổi mới, của Phóng viên tạp chí giới thiệu với bạn đọc không khí và những nội dung chủ yếu, quá trình Đại hội trong hai ngày 24 và 25 tháng 4/2013. Tiếp đó là bài đăng trích Báo cáo phương hướng nhiệm vụ phát triển VHNT Thái Bình nhiệm kỳ 2012 – 2017 do đồng chí Phạm Huy Tầm trình bày với tiêu đề Văn học nghệ thuật Thái Bình vì sự phồn vinh của quê hương đất nước, vì phẩm giá của con người. Trong đó Báo cáo nhấn mạnh tới nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới là: Tập trung trí tuệ, lực lượng, phát huy dân chủ đoàn kết để không ngừng nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu lý luận phê bình để có nhiều tác phẩm VHNT có tầm tư tưởng, có giá trị nghệ thuật xứng đáng với công cuộc đổi mới của quê hương đất nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân...

Bài phát biểu của nhà văn Đỗ Kim Cuông, phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam với tinh thần chỉ đạo: Sáng tạo ra những tác phẩm VHNT để phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo Tỉnh, đồng chí Đàm Văn Vượng uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã trao tặng bức trướng cho Đại hội và phát biểu nhấn mạnh và chỉ đạo: Một số nhiệm vụ trọng tâm của VHNT Thái Bình trong thời gian tới
Tiếp đó tạp chí trích giới thiệu Những ý kiến tâm huyết trong Đại hội. Đó là những ý kiến đại diện cho các chuyên ngành gồm: tham luận của nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức thay mặt chi hội Văn nghệ dân gian, Ánh Tuyết, Chi hội Văn học, Vũ Đình Chiểu, Chi hội Âm nhạc – múa, Nguyễn Quang Lai, Chi hội nghệ sỹ sân khấu, Hoàng Trung Dũng, Chi hội Mỹ thuật, Nguyễn Quang Huyến, Chi hội Kiến trúc và Lê Hữu Dụng, Chi hội Nhiếp ảnh. Hầu hết những ý kiến tham luận đã nêu lên những suy ngẫm sâu sắc về chuyên môn nghề nghiệp, những kinh nghiệm quý báu đóng góp cho việc xây dựng phong trào hoặc những kiến nghị thiết thực, bổ ích cho công tác quản lý Hội.
Chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh số này có bài Một bà tiên ở miền quê tỉnh Lúa của tác giả Phạm Minh Giang. Phần sáng tác mới giới thiệu truyện ngắn Con đen của nhà văn Trần Văn Thước. Qua câu chuyện về con chó, tác giả đã vẽ lên bộ mặt cuộc sống, chân dung những con người và nhân tình thế thái của làng quê hiện nay. Trang thơ có các bài thơ của các tác giả: Lương Hữu, Nguyễn Hạnh Hiếu, Nguyễn Tường Thuật, Trần Thanh Phượng, Nguyễn Thuý Hằng, Vũ Thanh Huyền, Phạm Hồng Oanh, Nguyễn Hải Yến, Đặng Thành Văn, Trần Đức Toản, Phạm Hoài Ngọc và Trần Đức Hiền. Chuyên mục Những câu thơ tôi nhớ có những câu như: Những con chữ mấy ngàn năm có được/ chữ là dân, chữ không chết bao giờ, của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, hay: Dường như biển rộng sông dài/ dồn vào mọt sợi tóc mai trên đầu, của nhà thơ Trần Mạnh Hảo...
Văn học nước ngoài chọn đăng truyện dịch Ly kỳ vụ án trường thi của Vương Kiến Bình, do Vũ Quốc Huệ dịch và bình. Phần trao đổi có bài “Bài thơ rắn đầu biếng học không phải là sáng tác của Lê Quý Đôn” của nhà thơ Trần Nhuận Minh. Với sự nhạy cảm của một cây thơ uyên bác, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về con người, về văn hoá truyền thống và bằng những lập luận khoa học, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã khẳng định rõ những lập luận mà ông đưa ra. Chuyên mục Nghiên cứu . lý luận đăng bài Đề tài lịch sử với sáng tác VHNT ở Thái Bình, đây là bài tham gia Hội thảo của nhóm VN8 tại Hải Dương hồi đầu tháng 4/2013.
Bên cạnh đó còn nhiều chuyên mục hấp dẫn khác và cac bức ảnh đẹp trong Đại hội lần thứ IX góp phần làm cho tạp chí hấp dẫn hơn về mặt nội dung, phong phú hơn vê hình thức.

Mời các bạn đón đọc tạp chí VNTB số 206 phát hành vào trung tuần tháng 6/ 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét