Có lẽ nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời của
mình là sau hơn bốn mươi năm được xếp trong tốp đầu của các tờ tạp chí văn nghệ
địa phương về chất lượng cũng như về số lượng xuất bản, thì tới đầu năm 2013 do
việc "đánh nhau" trong nội bộ giới văn nghệ sỹ của Tỉnh và lãnh đạo
Tỉnh đã cắt kinh phí xuất bản hàng năm của tạp chí từ 220 triệu xuỗng còn 70
triệu đồng (cắt đi 130 triệu đồng, bằng 2/3 số khing phí xuất bản) nêm tờ VNTB phải
co lại từ phát hành hơn 3.000 cuốn xuống còn 600 cuốn chỉ để phát hành nội bộ
trong Hội và biếu một số cơ quan trong tỉnh, địa phương bè bạn. Một tờ tạp chí
nếu chỉ in ấn phát hành vài ba trăm cuốn thì chẳng khác gì một tờ nội san và nó
không còn tác dụng gì về mặt xã hội nữa…
Tiecs thương cho tờ Văn nghệ Thái Bình
có thời phát hành lên tới hơn 7.000 bản một số, nay mình in lại bài viết về tạp
chí cách đây đã hai năm trước nhân ngày tạp chí 40 năm tuổi.
BỐN
MƯƠI NĂM TẠP CHÍ VĂN NGHỆ THÁI BÌNH
NGUYỄN
LONG
Không phải ngẫu nhiên mỗi hội văn học
nghệ thuật địa phương có một tờ báo hoặc tạp chí của riêng mình. Mỗi tờ báo,
tạp chí là diễn đàn, là gương mặt văn học, nghệ thuật của một vùng đất. Vì vậy
cho nên ở đâu cũng vậy, khi Hội được thành lập, việc đầu tiên phải lo là sự ra
đời của tờ tạp chí. Cách đây 40 năm, Hội VHNT Thái Bình được thành lập, tờ tạp
chí đầu tiên mang tên Sông Trà cũng được ra mắt bạn đọc bởi lý do ấy, và quá
trình phát triển, đổi thay của tạp chí cũng đồng hành với sự đổi thay, phát
triển của Hội.
Tạp chí VNTB đã qua hai chặng đường rõ
rệt. Từ khi thành lập tới đầu năm 1994, gần một phần tư thế kỷ tạp chí giống
như một tập chuyên san. Xuất bản không định kỳ, số lượng in mỗi số vài trăm
cuốn, tên tuổi không chính thức, hình thức, vi nhét cũng không cố định. Lúc đầu
mang tên Sông Trà, về sau tùy theo nhiệm vụ và tiêu chí của từng số mà đặt tên
khác nhau. Bên cạnh tờ tạp chí, còn có một phụ san cho văn học thiếu nhi là Búp
trên cành, chủ yếu giới thiệu những sáng tác của thiếu nhi và cho thiếu nhi của
các cây bút trong Tỉnh qua các lớp bồi dưỡng và các trại sáng tác.